1. Lúc ban đầu bạn phải dựa vào một vị thầy để được hướng dẫn, chỉ bảo. Bạn phải tuân thủ theo sự dạy dỗ của vị thầy. Khi hiểu được pháp hành bạn không cần vị thầy hướng dẫn nữa mà hãy tự làm công việc của mình. Bất cứ khi nào phóng dật hay tâm bất thiện khởi sanh, hãy tự biết và tự dạy cho mình. Tâm là người hay biết, người quan sát. Tâm biết bạn còn rất nhiều si mê hay chỉ còn đôi chút.
2. Dù một người hạnh phúc hay buồn chán, hài lòng hay không hài lòng điều đó không phụ thuộc vào việc họ có nhiều hay ít mà tuỳ thuộc vào trí tuệ có được. Tất cả khổ đau có thể được chuyển hoá thông qua trí tuệ, thông qua việc thấy được sự thật của sự vật hiện tượng.
3. Bạn cần phải thực hành cho dù có thích hay không, đó chính là lời Đức Phật dạy chúng ta.
4. Thực hành Pháp là đi ngược lại các thói quen còn sự thật hay chân lý là đi ngược lại ước muốn của chúng ta.
5. Chúng ta thực hành để được gì? Chúng ta thực hành để buông xả, không để được cái gì cả.
6. Trí tuệ là chức năng động lực của định; định là mặt thụ động của trí tuệ. Chúng khởi sinh cùng một nơi, nhưng khác hướng và khác chức năng.
7. Tập trung có nghĩa là tập trung với sự buông xả, không phải để thắt chặt bạn lại.
8. Tôi chỉ quan sát phẩm chất của việc hay biết. Nếu cơn giận khởi sinh, tôi tự hỏi mình tại sao. Nếu tham ái khởi sinh tôi cũng tự hỏi tại sao. Hãy suy ngẫm vấn đề này cho tới khi bạn có thể xử lý giải quyết các cảm xúc yêu ghét, cho tới khi chúng hoàn toàn tan biến. Khi ngừng được yêu ghét trong mọi hoàn cảnh, tôi có thể chuyển hoá khổ đau. Không quan trọng điều gì xảy ra nhưng tâm tôi được giải thoát và bình an.
9. Nếu chúng ta dính mắc ngay cả vào cái đúng và không thừa nhận bất kỳ điều gì ai nói thì đó là sai lầm. Dính chặt vào cái đúng là do bản ngã và không có được sự buông xả. Khi dính mắc khởi sinh, ngay lập tức cần có sự buông bỏ. Nếu sự phản ứng của bạn là tức thời thì bạn sẽ buông bỏ được.
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
Nhung chi day
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét