Sau khi tứ đại tan rã, năm hiện tượng ở mức ý thức phải xuất hiện theo giai đoạn thứ lớp. Năm hiện tượng này là: 1. Tâm thức của 80 tâm sở hiện hành, 2. Tâm thức màn trắng tỏa ra, 3. Tâm thức màn đỏ tăng dần tỏa ra, 4. Tâm thức màn đen cận mãn, và 5. Tâm thức ánh tịnh quang của sự chết.
Tám mươi tâm sở hiện hành chia ra làm 3 nhóm - 33 tâm sở của tâm thức màn trắng xuất hiện, 40 tâm sở của tâm thức màn đỏ tăng dần, 7 tâm sở của tâm thức màn đen cận mãn.[28] Nhóm tâm sở đầu tiên liên hệ đến sự di chuyển khí thô làm căn cứ cho các đối tượng và do đó dùng để biểu thị hoặc để minh họa – cho những người chưa từng trực tiếp trải qua màn tâm thức trắng – hiểu là khí làm căn cứ cho nhóm đầu có bản chất thô hơn tâm thức màn đỏ tăng dần và màn đen cận mãn. Sự suy diễn này: các tâm thức của màn trắng xuất hiện có bản chất thô rất có lý, vì nhóm tâm sở đầu là dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn trắng xuất hiện trong tiến trình thứ tự ngược đi từ các trạng thái vi tế đến thô. Ba mươi ba tâm sở gồm:
1. Không tham muốn nhiều: tâm thức không tham muốn đối tượng
2. Không tham muốn vừa
3. Không tham muốn ít
4. Ý thức tìm và đến: ý thức đi tìm đối tượng bên ngoài và tìm đến đối tượng bên trong tâm thức
5. Buồn nhiều: ý thức đau khổ vì xa lìa đối tượng vừa ý
6. Buồn vừa
7. Buồn ít
8. An tịnh: tâm thức trụ trong an lạc
9. Khái niệm: tâm dao động vì sức sáng của đối tượng
10. Sợ hãi nhiều: sợ hãi phát sinh khi phải gặp đối tượng không vừa ý
11. Sợ hãi vừa
12. Sợ hãi ít
13. Dính mắc nhiều: dính mắc vào đối tượng vừa ý
14. Dính mắc vừa
15. Dính mắc ít
16. Chấp thủ: tâm thức trọn vẹn dính mắc vào các đối tượng của dục giới
17. Bất thiện hay si mê: tâm nghi ngờ các giá trị của thiện nghiệp
18. Đói: tâm ham muốn thức ăn
19. Khát: tâm ham muốn thức uống
20. Cảm thọ nhiều: tâm nhận biết lạc thọ khổ thọ và vô ký
21. Cảm thọ vừa
22. Cảm thọ ít
23. Khái niệm của người biết
24. Khái niệm của sự biết
25. Khái niệm của đối tượng được biết
26. Quán cá nhân: tâm phân tích nhận ra cái gì là tốt và không tốt
27. Tàm: tâm tránh làm điều bất thiện vì thấy là sai hoặc vì thọ giới của tôn giáo
28. Từ: ước muốn thoát đau khổ
29. Tha thứ: tâm hoàn toàn che chở đối tượng quán sát
30. Tham muốn gặp gỡ cái đẹp
31. Lo ngại: tâm mê muội, không trụ nơi an ổn
32. Thủ: tâm tích trữ của cải
33. Ganh tỵ: tâm phiền não vì ganh ghét sự giàu có của người khác
Bốn mươi tâm sở của nhóm thứ hai liên hệ đến các vận chuyển trung bình của khí làm căn cứ cho đối tượng; như vậy, các tâm sở này dùng để chỉ rõ hoặc minh họa cho những người chưa từng trải qua nó – hiểu là khí làm căn cứ cho tâm thức màn đỏ hoặc cam tăng dần có sự vận chuyển trung bình so với các tâm thức màn trắng và màn đen cận mãn. Nói cách khác, khi tâm thức trở nên vi tế hơn thì cũng mang ít tính nhị nguyên hơn. Điều suy diễn về tâm thức màn đỏ tăng dần này có lý vì nhóm tâm sở này mang dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn đỏ tăng dần khi đi theo tiến trình thứ tự ngược để vào các trạng thái thô hơn. Bốn mươi tâm sở này là:
1. Tham ái: chấp trước vào đối tượng chưa chiếm hữu được
2. Thủ: giữ chặt đối tượng đã chiếm hữu
3. Phỉ lạc nhiều: tâm vui sướng khi gặp đối tượng vừa ý
4. Phỉ lạc vừa
5. Phỉ lạc ít
6. Hoan hỉ: lạc thọ khi đạt được đối tượng ham muốn
7. Say mê: khi tâm thức gặp lại đối tượng ham muốn nhiều lần
8. Kinh ngạc: quán sát đối tượng chưa từng xuất hiện trước đó
9. Kích thích: tâm thức náo động khi nhận thức đối tượng vừa ý
10. Mãn nguyện: hài lòng khi gặp đối tượng vừa ý
11. Ôm ấp: ham muốn ôm ấp vào lòng
12. Hôn: ham muốn hôn
13. Bú mút: ham muốn bú mút
14. Định: tâm thức an trụ không thay đổi
15. Tinh tấn: tâm thức hướng về điều thiện
16. Kiêu mạn: tâm thức cho mình cao hơn người
17. Hành: tâm thức mnuốn hoàn tất công việc
18. Trộm cướp: ham muốn cướp đoạt của cải
19. Vũ lực: ham muốn chinh phục quân địch
20. Hăng hái: tâm thức quen thuộc với con đường hành thiện nghiệp
21. Hành ác nghiệp nhiều: hành các điều bất thiện vì kiêu mạn
22. Hành ác nghiệp vừa
23. Hành ác nghiệp ít
24. Sôi nổi: ham muốn tranh luận với người giỏi mà không có lý do
25. Ve vãn: ham muốn vui chơi khi gặp đối tượng thu hút
26. Tính giận dữ: tâm oán hận
27. Tâm thiện: ước muốn tinh tấn làm điều thiện
28. Nói rõ và nói thật: ước muốn nói cho mọi người đều hiểu rõ và không nói sai nhận thức của mình trên sự kiện
29. Nói dối: ước muốn nói sai nhận thức của mình
30. Quyết định: ý chắc chắn
31. Không nắm giữ: tâm thức không ham muốn nắm giữ đối tượng
32. Bố thí: ước muốn đem của cải cho người
33. Cổ vũ: ước muốn thúc đẩy người lười biếng tu học đạo
34. Dũng cảm: ước muốn chiến thắng kẻ thù như là phiền não
35. Vô tàm: hành bất thiện mà không có ý muốn tránh tà hạnh vì chính mình không đồng ý hoặc vì giới luật cấm đoán
36. Lừa dối: lừa lọc kẻ khác vì đạo đức giả
37. Sắc bén: ý thức bén nhậy
38. Sa đọa: tâm thức quen với các tà kiến
39. Ác hại: ước muốn làm tổn thương kẻ khác
40. Gian xảo: tính bất lương
Bảy tâm thức của nhóm thứ ba liên hệ đến các vận chuyển yếu của khí làm căn cứ cho các đối tượng; như vậy chúng dùng để biểu thị hay minh họa tâm thức màn đen cận mãn cho những người chưa từng trải qua nó. Đó là vì nhóm tâm sở này là dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn đen cận mãn khi đi theo tiến trình thứ tự ngược để vào các trạng thái thô hơn. Bảy tâm sở này là:
1. Quên: sự suy kém trí nhớ
2. Nhầm lẫn: như khi nhận lầm ảo ảnh là nước
3. Không nói: không muốn nói
4. Trầm cảm: tâm phiền muộn
5. Giãi đãi: lười biếng không hăng hái làm điều thiện
6. Hoài nghi
7. Tham ái vừa: tâm thức mà tham và sân ở trạng thái bằng nhau.
Tám mươi tâm sở và khí căn cứ của nó phải tan rã trước khi đi vào tiến trình của màn trắng tỏa rạng vì cách tiếp thu của nó và của tâm thức màn trắng trái ngược nhau. Và cũng vì có sự khác biệt lớn lao về thô và tế của hai thứ trên, trạng thái thô như 80 tâm sở không thể tồn tại lúc tâm thức [màn trắng] xuất hiện.
Khi 80 tâm sở và khí căn cứ của nó bắt đầu tan rã vào tâm màn trắng tỏa rạng thì người chết thấy ảo ảnh ngọn đèn bơ cháy hiện ra. Khi 80 tâm sở tan rã vào tâm màn trắng thì dấu hiệu của chính tâm màn trắng này là sự tỏa rạng của một màn ánh sáng cực kỳ trong suốt và trống rỗng đồng thời với ánh sáng trắng mờ giống như bầu trời đêm tràn ngập ánh trăng mùa thu trong một bầu trời không gợn vẩn mây.
Nguyên nhân xuất hiện màn này là vì tất cả các khí trong kinh mạch bên phải và trái phía trên tim đã chảy về kinh mạch trung ương ngang qua lỗ mở bên trên [ở đỉnh đầu]. Qua lực vận chuyển này, nút thắt của các kinh mạch ở đỉnh đầu bị nới lỏng ra, và, vì giọt khí trắng lấy từ cha – có hình dạng chữ ham (chữ Tây tạng) lật ngược – có bản chất là nước, nên chảy từ trên xuống dưới. Khi giọt khí trắng chảy đến bên trên cái nút 6 vòng của kinh mạch phải và trái tại luân xa tim thì tâm màn trắng tỏa rạng bắt đầu xuất hiện. Như thế, đây không phải là trường hợp như là sự xuất hiện của ánh trăng v.v... chiếu từ bên ngoài.
Gọi là 'xuất hiện' [vì thấy hiện ra màn giống như sự tỏa rạng của ánh trăng][29] và, 'hư không' [vì trống rỗng không còn tám mươi tâm sở hiện hành cũng như không còn các khí căn cứ của chúng].
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018
Giai doan tan ra thu nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét