Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

VE KINH BAN



Phần sau của sách được dịch từ quyển Tam Thân Căn Bản Giác Đăng Luận – Tử, Trung Ấm, Tái Sinh (gZhi'i sku gsum gyi rnam gzhag rab gsal sgron me),[8] trước tác bởi Đại Sư Yang-jen-ga-way-lo-dro (db Yangs-can-dga'-ba'i-blo-gros), là một vị học giả thế kỷ thứ 18 và cũng là hành giả du già phái Hoàng Mạo (dGe-lugs-pa), dòng tu của Phật giáo Tây tạng. Quyển sách này cơ bản là luận về Mật Tông Tối thượng Du Già (Anuttarayoga-tantra) trong hệ tu tập Tam Nghiệp Bí Mật Phật (Guhyasamaja), chú giải các luận của Bồ tát Long Thọ viết bởi Tổ Tông Khách Ba trong quyển Viên Mãn Giác Đạo Đăng (của Tổ Long Thọ) 'Ngũ Giai Đoạn': Tinh Hoa Giáo Lý Mật Tông Vương, Quang Minh Tam Nghiệp Bí Mật Phật (rGyud kyi rgal po dpal gsang ba'dus pa'i man ngag rimpa Inga rab tu gsal ba'i sgron me). Các chương viết về cõi trung ấm và tái sinh cũng trích từ Bồ Đề Thứ Đệ Đạo Quảng Luận (Lam rim chen mo) của Tổ Tông Khách Ba, quyển này ngài đã tóm tắt A Tỳ Đàm Câu Xá Luận (Abhidharmakosha) của Tổ Thế Thân, cũng như quyển Thứ Đệ Đạo Phương Tiện Thành Tựu Tam Nghiệp Bí Mật Phật (Samajasadhana-vyavasthali) của ngài Long Bồ Đề (Nagabodhi). Như tác giả đã nói, để tóm gọn, ngài đã thâu tóm rất nhiều kinh luận; một số các kinh luận này được nêu ra trong các chú thích cuối trang.

Văn bản này trình bày thật rõ ràng các căn bản tâm lý của sự tu tập Phật giáo, đưa ra mục đích tối hậu của tiến trình tu tập bao la của Con Đường Thứ Lớp mà đức Phật đã khai thị – đó là phương pháp chuyển hóa sự chết thành nhập pháp thân bất tử để hoằng hóa lợi tha.

JEFFREY HOPKINS

GIÁC ĐẠO ĐĂNG

CĂN BẢN TAM THÂN LUẬN -

CHẾT, TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH


Trước tác: Đại Sư Yang-jen-ga-way-lo-drư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét